Nhiều bạn đọc đề nghị balkanpoliticalclub.net cho biết hiện nay pháp luật quy định về sử dụng hình thức văn bản hành chính như thế nào?, khi nào thì sử dụng Công văn, khi nào sử dụng Tờ trình, Thông báo, quyết định…
1. Quy định về hình thức văn bản hành chính của Nhà nước
Qua tìm hiểu của balkanpoliticalclub.net văn bản đầu tiên quy định về soạn thảo văn bản hành chính là:
1.1. Nghị định 142-CP năm 1963 ban hành điều lệ về công tác, công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ do Hội đồng Chính phủ ban hành, tại Điều 1 có quy định:
“Công văn, giấy tờ của các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước dùng để công bố, truyền đạt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để báo cáo, thỉnh thị; để liên hệ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp, để ghi chép các kinh nghiệm đã được đúc kết và ghi chép các tài liệu cần thiết.
Bạn đang xem: Tờ trình là gì
“.

Hướng dẫn những vướng mắc trong soạn thảo văn bản theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
Và tại Điều 7 quy định Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
(Quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong cơ quan nhà nước)
Tóm lại, từ Nghị định 142-CP năm 1963 đến Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì chỉ đề cập đến hình thức văn bản hành chính gồm: Tờ trình, Công văn, Thông báo, Quyết định…Không có văn bản nào định nghĩa thể nào là Tờ trình, thế nào là Công văn và trường hợp nào thì dùng loại văn bản nào.
2. Quy định về hình thức văn bản hành chính của Đảng
+ Nghị quyết: Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
+ Quyết định: Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
+ Chỉ thị: Chỉ thị là văn bản dùng để : Chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
+ Kết luận: Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.
+ Quy chế: Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
+ Quy định: Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ.
+ Hướng dẫn: Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp ủy hoặc của cơ quan đảng cấp trên.
Xem thêm: Những Câu Danh Ngôn Hay Về Cuộc Sống Gia Đình Vô Cùng Ý Nghĩa
+ Thông báo: Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện.
+ Thông cáo: Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.
+ Báo cáo: Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.
+ Kế hoạch: Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
+ Đề án: Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Phương án: Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức.
+ Tờ trình: Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
+ Công văn: Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
+ Biên bản: Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
Như vậy, trong khi các cơ quan của Đảng được hướng dẫn cụ thể việc sử dụng từng loại văn bản hành chính thì bên Nhà nước hiện nay chưa có quy định cụ thể hướng dẫn từng loại văn bản hành chính. Chính vì vậy, trong quá trình tham mưu văn bản thì các bạn nên vận dụng hướng dẫn của bên Đảng để xác định từng loại văn bản hành chính khi tham mưu cho phù hợp với nội dung, mục đích ban hành văn bản.
Xem thêm: Download Neighbours From Hell 3, Download Game Phá Hoại Hàng Xóm
Trên đây là tổng hợp của balkanpoliticalclub.net liên quan đến các quy định về sử dụng hình thức văn bản hành chính trong cơ quan hành chinh nhà nước và bên Đảng. Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của bạn đọc.
Chuyên mục: Review tổng hợp
XEM THÊM CÁC THÔNG TIN KHÁC TẠI: https://taifreefire.com/